Bạn đang xem tại:
11:37 - 08/07/2022
Như tất cả các đồ gia dụng khác, điều hòa cũng là thiết bị chỉ có tuổi thọ nhất định. Cùng khám phá tuổi thọ tối đa của điều hòa thông qua bài viết sau của Vua Điện Máy.
Điều hòa cũng giống như các thiết bị điện tử khác, khi bạn sử dụng càng lâu thì các những chi tiết bên trong càng có xu hướng yếu dần. Điều này đồng nghĩa với khả năng hoạt động, tạo hơi lạnh của máy cũng giảm dần, điện năng tiêu thụ cũng lớn hơn rất nhiều. Thông thường, một chiếc điều hòa sẽ có tuổi thọ trong khoảng từ 10 – 15 năm, nhưng nhiều điều hòa lại có tuổi thọ chỉ từ 6 - 7 năm. Nhìn chung, thời gian sử dụng dài hay ngắn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như thương hiệu điều hòa, tần suất sử dụng cũng như việc bảo dưỡng, vệ sinh điều hòa có đúng cách hay không.
Do đó, để biết tuổi thọ trung bình của điều hòa là bao lâu thì bạn hãy tìm hiểu về thương hiệu điều hòa mà bạn đang sử dụng, xem mỗi ngày dùng khoảng bao nhiêu tiếng, mỗi năm vệ sinh, bảo dưỡng định kỳ mấy lần,… từ đó, bạn sẽ ước lượng được tuổi thọ của điều hòa. Tuy nhiên, cách tốt nhất để bạn biết chính xác tình trạng thiết bị đó là nhờ đến sự hỗ trợ của các kỹ thuật viên sửa chữa chuyên nghiệp, uy tín.
Như đã đề cập đến ở trên, việc chiếc điều hòa có thể sử dụng 10 hay 20 năm không chỉ phụ thuộc vào hệ thống máy móc chuẩn do các thương hiệu uy tín sản xuất, mà nó còn do quá trình sử dụng của người dùng. Chỉ khi điều hòa được vệ sinh sạch sẽ, bảo trì đúng định kỳ, chạy trong đường điện ổn định thì mới có được hiệu năng sử dụng tốt nhất, tuổi thọ cao nhất. Dưới đây là một số lời khuyên của các chuyên gia trong lĩnh vực điện tử, điện lạnh giúp bạn nâng cao tuổi thọ của điều hòa:
Bạn phải tiến hành vệ sinh điều hòa tổng thể ít nhất là 2 lần/năm (từ cánh quạt gió, lưới lọc, nắp đến thân máy hay dàn nóng,…). Nếu được, bạn nên vệ sinh lưới lọc khoảng 4 lần/năm bằng khăn mềm khô là tốt nhất.
Các loại điều hòa khi lắp đặt đều có các đường ống đóng vai trò làm dòng chảy không khí, nếu ở trong môi trường quá kín, không có bất kỳ khe hở nào thì luồng khí sẽ bị hạn chế, bộ phận làm lạnh phải làm việc với công suất tối đa nên lâu ngày sẽ hoạt động kém dần.
Trước khi rửa mặt trước máy điều hoà, lau chùi cho thật sạch. Nhấc mặt trước của máy điều hoà ra, rửa nhẹ nhàng với nước hoặc nước rửa chén rồi lau khô lại. Không sử dụng chất tẩy rửa mạnh cũng như ấn mạnh tay khi lau chùi, không để khô trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Khi đặt vào hay tháo ra cần đặt mặt nạ vào đúng các lẫy.
Nên vệ sinh lưới lọc không khí 2 tuần một lần. Tháo dàn lạnh ra, dùng giẻ lau sạch bụi lưới lọc. Sử dụng vòi nước thổi theo chiều ngược lại của lớp bụi. Không dùng nước trên 40 độ C. Khi lưới khô hẳn mới đậy máy lại.
Tắt máy trước khi rửa dàn lạnh. Trước khi xịt rửa, dùng giẻ hoặc ni lông bịt kín bo mạch dàn lạnh. Dùng bình xịt vào các vị trí lá nhôm tản nhiệt. Sau đó ít nhất 15 phút mới cắm điện cho máy.
Dàn nóng sau nhiều tháng sử dụng cũng xảy ra hiện tượng tích tụ bụi. Chính vì vậy phải vệ sinh định kỳ cả dàn nóng và dàn lạnh.
Nếu gia đình bạn có nhu cầu lắp đặt điều hòa cây, điều hòa tủ đứng, điều hòa âm trần cần tư vấn, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ, thiết kế miễn phí…
Hỗ trợ tư vấn miễn phí thêm tại Vua Điện Máy.
Vua Điện Máy hy vọng những tổng hợp trên đây đã phần nào giải được thắc mắc của khách theo dõi blog.
Sau đây là những bài viết cùng chủ đề mà bạn có thể quan tâm:
Các vị trí lắp đặt điều hòa nên tránh
Cách lắp đặt điều hòa: Những nguy hiểm đến từ lỗi lắp đặt
Những điều bạn cần biết về cách hoạt động của điều hòa không khí
Hy vọng với những chia sẻ của Vua Điện Máy có thể giúp bạn có thêm hiểu biết về điều hòa và có những kiến thức mới bổ ích trong quá trình sử dụng!
Theo dõi blog Vua Điện Máy để biết thêm những thông tin hữu ích nhé!
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ trực tiếp:
CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ VIỆT AN KHANG
Website: vuadienmay.vn
Email: cskh@vuadienmay.vn