Bạn đang xem tại:
14:49 - 20/05/2022
Việc gặp vấn đề sức khỏe, đặc biệt là về đường hô hấp, phổ biến nhất là viêm họng khi ngồi trong môi trường điều hòa không phải hiếm gặp. Cùng Vua Điện Máy tìm hiểu nguyên nhân ngồi điều hòa dễ bị viêm họng và cách khắc phục tình trạng này qua bài viết sau.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Hoài An – Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa An Việt (Hà Nội): Mùa hè số bệnh nhân đến khám vì các bệnh lý tai mũi họng tăng lên đặc biệt đó là tình trạng đau, viêm họng do nằm điều hòa không đúng.
"Sai lầm đầu tiên khi sử dụng điều hòa là đặt nhiệt độ quá thấp khiến cơ thể dễ bị cảm do chênh lệch nhiệt độ quá cao giữa bên trong và bên ngoài phòng. Ngồi ngay dưới luồng gió máy lạnh làm dễ bị nhiễm lạnh, dẫn đến ngạt mũi, ho. Ngoài ra, đóng cửa kín cả ngày để dùng điều hòa nên bụi bẩn, vi khuẩn tích tụ trong phòng không thoát ra được, dẫn đến các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp", bác sĩ Nguyễn Thị Hoài An cho biết.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hoài An chỉ rõ: Khi mở điều hòa lượng oxy sụt giảm bằng một phần ba so với phòng mở cửa, đồng thời với các phòng đều khép kín khiến không khí trong phòng khó lưu thông, làm cho vi khuẩn bám trên bề mặt da hoặc niêm mạc đường hô hấp của những người sống chung phòng, tăng nguy cơ mắc bệnh.
Thói quen đi ngủ nhiều người thở bằng miệng làm cho niêm mạc miệng khô càng dễ nhiễm virus và vi khuẩn hơn gây ra tình trạng đau họng khi ngủ dậy.
PGS An nhấn mạnh khi dùng điều hòa cần biết cách kiểm soát nhiệt độ phòng có thể để nhiệt độ phòng từ 26 đến 28 độ C. Nhà có trẻ nhỏ dưới 1 tuổi chỉ cần duy trì nhiệt độ 28 độ C. Ngưỡng nhiệt độ này được coi là phù hợp với hệ thống biểu mô của niêm mạc đường hô hấp.
Kiểm soát nhiệt độ phòng: Tuyệt đối không để nhiệt độ dưới 260C. Trong 30 phút đầu có thể để chế độ làm lạnh nhanh. Nhưng sau 30 phút, khi căn phòng đã đủ mát, sẽ nâng nhiệt độ lên tối thiểu từ 27 - 280C. Ngưỡng nhiệt độ này được xem là phù hợp với hệ thống biểu mô của niêm mạc đường hô hấp (nhiệt độ của lớp bề mặt của hệ thống này là 30-310C). Tuân thủ nguyên tắc này, bạn sẽ giảm tần suất đau họng do điều hòa. Những gia đình có cháu nhỏ dưới 1 tuổi, cần đảm bảo duy trì nhiệt độ 280C.
Thời gian nằm điều hòa: Tuyệt đối không nằm liên tục hoặc không ngồi làm việc dưới điều hòa quá 6 giờ đồng hồ trong một ngày. Khi nằm ngủ, miệng hay há ra, mũi phải hoạt động hết công suất. Nếu nằm dưới điều hòa quá lâu dễ bị đau họng. Trên mỗi điều khiển điều hòa đều có chức năng hẹn giờ. Bạn hẹn giờ từ 23h đêm đến 3-4 giờ sáng hôm sau là đủ. Sau khi điều hòa ngắt, bạn chuyển sang dùng quạt điện, loại có nhiều chế độ (5 chế độ trở lên), bật mức nhỏ hoặc vừa. Điều này không ảnh hưởng đến giấc ngủ của các thành viên trong gia đình nhưng vẫn an toàn cho đường thở.
Vệ sinh điều hòa: Tốt nhất mỗi năm nên vệ sinh từ 2-3 lần. Tùy vào mức công suất, thời gian sử dụng. Nếu gia đình nhà bạn chỉ sử dụng mỗi mùa nóng thì trung bình bạn sử dụng điều hòa trong 3-4 tháng, từ tháng 4-7 mỗi năm. Bạn chỉ cần vệ sinh mỗi năm 2 lần, đầu mùa và cuối mùa. Còn nếu bạn sử dụng điều hòa liên tục, gần như 12/24 giờ như ở các cơ quan, văn phòng thì cần thiết vệ sinh thêm 1 lần vào giữa chu kỳ sử dụng, chẳng hạn cứ 3 tháng vệ sinh 1 lần.
Nếu gia đình bạn có nhu cầu lắp đặt điều hòa cây, điều hòa tủ đứng, điều hòa âm trần cần tư vấn, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ, thiết kế miễn phí…
Hỗ trợ tư vấn miễn phí thêm tại Vua Điện Máy.
Vua Điện Máy hy vọng những tổng hợp trên đây đã phần nào giải được thắc mắc của khách theo dõi blog.
Sau đây là những bài viết cùng chủ đề mà bạn có thể quan tâm:
Các vị trí lắp đặt điều hòa nên tránh
Cách lắp đặt điều hòa: Những nguy hiểm đến từ lỗi lắp đặt
Những điều bạn cần biết về cách hoạt động của điều hòa không khí
Hy vọng với những chia sẻ của Vua Điện Máy có thể giúp bạn có thêm hiểu biết về điều hòa và có những kiến thức mới bổ ích trong quá trình sử dụng!
Theo dõi blog Vua Điện Máy để biết thêm những thông tin hữu ích nhé!
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ trực tiếp:
CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ VIỆT AN KHANG
Website: vuadienmay.vn
Email: cskh@vuadienmay.vn