Bạn đang xem tại:
14:56 - 08/06/2022
Trong thời điểm hiện nay, vấn đề ô nhiễm không khí đã trở thành mối quan tâm của nhiều người. Cùng Vua Điện Máy tìm hiểu ngay một số cách nâng cao chất lượng không khí trong nhà để cải thiện chất lượng không khí trong môi trường sống nhé.
Ô nhiễm không khí trong nhà không chỉ do bụi mà còn đến từ vật liệu xây dựng và đồ nội thất, sản phẩm làm sạch và hệ thống điều hòa thông gió. Một số yếu tố gây ô nhiễm phổ biến gồm:
Khói thuốc lá
Bất cứ ai tiếp xúc với khói thuốc lá, dù là thụ động cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực. Thậm chí, các hóa chất có trong khói thuốc có thể bám vào vải và nội thất trong nhà, làm tăng nguy cơ sức khỏe. Bạn có thể yêu cầu các thành viên cắt giảm thói quen hút thuốc và không hút thuốc trong nhà.
Folmaldehyde
Folmaldehyde là hóa chất dễ bay hơi, có mùi hăng mạnh, được sử dụng trong gỗ công nghiệp, một số đồ dùng trong nhà. Tổ chức Y tế Thế giới liệt kê formaldehyde vào loại hóa chất độc hại đối với sức khỏe con người, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Để giảm thiểu formaldehyde, bạn nên hạn chế sử dụng các sản phẩm có chứa formaldehyde trong nhà, nếu có điều kiện nên sử dụng gỗ tự nhiên.
Các sản phẩm làm sạch nhà cửa
Dù mang công dụng vệ sinh và làm sạch, một số sản phẩm sau thường chứa các hóa chất độc hại, có thể tồn lưu trong không khí: Nước lau kính, xịt thơm phòng, thuốc tẩy, các sản phẩm tẩy rửa dạng xịt… Bạn nên ưu tiên dùng sản phẩm vệ sinh không chứa hóa chất mạnh, đồng thời thực hiện theo hướng dẫn trên bao bì. Lưu ý thông gió cho phòng ở, khu vực được vệ sinh trong và sau khi sử dụng.
Một cách thiết thực và đơn giản nhất để cải thiện chất lượng không khí trong nhà là mở cửa sổ. Làn gió tươi mát ngoài trời sẽ giúp loại bỏ một cách hiệu quả mọi chất ô nhiễm hóa học có trong không khí trong nhà.
Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng nên mở cửa sổ, đặc biệt nếu bạn sống ở thành thị - nơi không khí bên ngoài độc hại và khó chịu.
Hãy mở cửa sổ vào buổi tối hoặc sáng sớm để luồng không khí trong lành tràn vào ngôi nhà, từ đó, vấn đề không khí tù đọng và có mùi hôi sẽ không còn nữa.
Một số loại tinh dầu, như dầu cây trà, có đặc tính kháng khuẩn và có thể được thêm vào chất tẩy rửa gia dụng tự chế hoặc thậm chí bôi tại chỗ lên da của bạn để điều trị một vết cắt nhỏ. Nhưng bạn có biết những loại dầu này cũng có thể làm giảm vi khuẩn trong không khí? Các loại tinh dầu như bạch đàn, đinh hương và hương thảo đã được chứng minh là giúp giảm số lượng bụi trong nhà của bạn.
Nếu bạn có thú cưng, hãy chắc chắn giữ vệ sinh cũng như thường xuyên cắt tỉa lông, bạn có thể sử rụng robot vừa hút bụi vừa lau sàn nhà để đảm bảo nhà của bạn không có lông thú cưng rơi vãi. Với bộ lọc HEPA nằm bên trong robot hút bụi lau nhà, sẽ giúp bụi li ti, lông chó mèo hay tóc của các thành viên trong gia đình sẽ được hút trọn vào hộc bụi của robot.
Chất gây dị ứng có thể ảnh hưởng tới cơ thể qua đường hô hấp, phổ biến gồm: Bụi, nấm mốc, lông vật nuôi trong nhà, mạt bụi (côn trùng nhỏ tồn tại trong nhà). Một số người còn nhạy cảm với các chất dị ứng tiếp xúc ngoài da, gây ra hàng loạt triệu chứng: Ngứa, mề đay, chảy nước mũi, hắt hơi, viêm mũi dị ứng, hen suyễn…
Để kiểm soát các yếu tố gây dị ứng, bạn nên chải lông và tắm rửa cho thú cưng thường xuyên, giặt ga trải giường 2 lần/tháng, vệ sinh gối và đệm thường xuyên. Ngoài ra, hãy hút bụi thường xuyên và làm sạch nấm mốc tại những vị trí ẩm thấp trong nhà.
Nhiều chất tẩy rửa gia dụng hiện nay sử dụng hóa chất độc hại, có thể gây kích ứng mắt, mũi, họng và phổi. Nếu bạn nhất thiết phải sử dụng những thứ này, thì nên mở các cửa sổ trong khi bạn làm vệ sinh. Nhưng bạn còn những lựa chọn khác thông minh hơn ví dụ như mua các sản phẩm tẩy rửa hữu cơ được làm từ tinh dầu thiên nhiên kết hợp với nano bạc vừa diệt khuẩn, loại trừ nấm mốc vừa thơm tự nhiên. Ngoài ra bạn có thể tự làm các chất tẩy rửa thân thiện môi trường vừa tiết kiệm: nước lau sàn bằng giấm, baking soda, nước ép cam quýt hoặc tinh dầu; nước rửa chén bằng trái bồ hòn, trái dứa thơm,…
Một số nghiên cứu cho thấy, trồng cây cảnh trong nhà giúp giảm một số tác nhân gây ô nhiễm như các chất hữu cơ dễ bay hơi, bụi mịn. Tuy nhiên, nếu lựa chọn và chăm sóc không đúng loài cây, bạn lại có thể làm tăng nấm mốc hoặc phấn hoa trong nhà.
Một số cây cảnh phù hợp không gian trong nhà gồm: Thiết mộc lan (còn gọi là cây phất dụ, phát tài), cây lan ý (còn gọi là bạch môn), thường xuân.
Lắp đặt máy lọc không khí hoặc máy điều hòa không khí là một cách hiệu quả khác giúp nâng cao chất lượng không khí trong nhà. Các thiết bị này sẽ hút không khí đi qua một số bộ lọc để giữ lại các chất ô nhiễm.
Sau đó, không khí được thoát trở lại phòng trong lành và sạch sẽ hơn rất nhiều. Một số chất ô nhiễm cực nhỏ mà máy lọc không khí và điều hòa không khí có khả năng loại bỏ được bao gồm bụi bẩn, phấn hoa và các hạt bụi mịn.
Nếu gia đình bạn có nhu cầu lắp đặt điều hòa cây, điều hòa tủ đứng, điều hòa âm trần cần tư vấn, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ, thiết kế miễn phí…
Hỗ trợ tư vấn miễn phí thêm tại Vua Điện Máy.
Vua Điện Máy hy vọng những tổng hợp trên đây đã phần nào giải được thắc mắc của khách theo dõi blog.
Sau đây là những bài viết cùng chủ đề mà bạn có thể quan tâm:
Các vị trí lắp đặt điều hòa nên tránh
Cách lắp đặt điều hòa: Những nguy hiểm đến từ lỗi lắp đặt
Những điều bạn cần biết về cách hoạt động của điều hòa không khí
Hy vọng với những chia sẻ của Vua Điện Máy có thể giúp bạn có thêm hiểu biết về điều hòa và có những kiến thức mới bổ ích trong quá trình sử dụng!
Theo dõi blog Vua Điện Máy để biết thêm những thông tin hữu ích nhé!
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ trực tiếp:
CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ VIỆT AN KHANG
Website: vuadienmay.vn
Email: cskh@vuadienmay.vn