Liên hệ mua hàng
  • Phía bắc:
  • Văn phòng: Số 10 Lô A10 Khu đô thị Nam Trung Yên, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Kho hàng: 98 Nguyễn Văn Giáp, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline:0972456351
  • Phía nam:
  • Văn phòng: 361 Phạm Văn Bạch, Phường 15, Quận Tân Bình, Hồ Chí Minh
  • Kho hàng: Lô 01, đường 09, KCN Sóng Thần 1, Dĩ An, Bình Dương
  • Hotline: 0975204879
Bảo hành

NGUYÊN NHÂN ĐIỀU HÒA NHẢY APTOMAT VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

17:17 - 03/03/2022

Trường hợp điều hòa bị nhảy aptomat không phải chuyện hiếm gặp. Cùng Vua Điện Máy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu nguyên nhân của điều hòa nhảy aptomat và cách xử lý trong trường hợp đó một cách an toàn nhất nhé.

Điều hòa nhảy aptomat là bị làm sao? 

Theo như các chuyên gia điện máy cho thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng điều hòa bị nhảy aptomat như aptomat bị hỏng, điện yếu, rò điện hoặc thiết bị quá tải, dây điện nguồn bị hỏng, dây kết nối từ dàn lạnh ra dàn nóng bị đứt, quạt dàn nóng / dàn lạnh bị hỏng, tụ điều hòa bị chết, block bất thường…

Kiểm tra và khắc phục tình trạng điều hòa bị nhảy aptomat tại nhà thế nào? 

Nếu các bạn muốn xử lý hiện tượng trên triệt để 100% thì các bạn cần chuẩn bị dụng cụ như băng dính, aptomat, kéo, tua vít, đồng hồ, bút thử điện,..Sau đó kiểm tra theo từng nguyên nhân một cụ thể như sau:

1. Kiểm tra Aptomat

– Đầu tiên, các bạn bật lại thêm 1 -2 lần nữa để xác định nguyên nhân chính xác là bị hỏng aptomat hay không nhé. Nếu tình trạng cứ bật điều hòa là nhảy aptomat ngay là không phải hỏng aptomat. Còn nếu bật lần thứ 2 hoặc thứ 3 mà điều hòa chạy được 5 – 10 mới nhảy aptomat hoặc 1 tiếng sau mới bị thì bạn nên thay thử aptomat trước. 

Ngoài ra, bạn kiểm tra lại công suất tiêu thụ điện của thiết bị có lớn hơn công suất của aptomat không. Nếu lớn hơn bạn mua aptomat công suất lớn hơn thiết bị về thay theo các bước sau:

  • Bước 1: Mua aptomat mới phù hợp với công suất tiêu thụ của các thiết bị điện và bút thử điện ( hoặc tô vít).
  • Bước 2: Tháo mặt ốp của aptomat cũ ra, nới lỏng ốc siết dây điện của đường cấp vào ( gồm pha lửa, pha mát) tháo ra. Tiếp theo nới lỏng ốc siết dây điện của đường điện ra thiết bị ( gồm pha lửa, pha mát) tháo ra.
  • Bước 3: Xác định hướng vị trí bật tắt ( hướng bật (on) về đầu ra của thiết bị, hướng tắt (off) về đầu cấp của nguồn điện cấp). Lắp dây điện của đường cấp vào hướng của ( off) gồm pha lửa, pha mát. Tiến hàng lắp tiếp dây điện của đường ra thiết bị hướng (on) gồm pha lửa, pha mát ( ký hiệu như: màu đỏ của dây điện là pha lửa, dây màu trắng là pha mát- lắp phải trùng nhau hoặc màu trắng của dây điện là pha lửa, màu đen của dây điện là pha mát)
  • Bước 4: Lắp mặt ốp vào aptomat mới lắp là xong. Bật thử aptomat lên là được.

2. Kiểm tra nguồn điện

– Nếu chỉ khi bật điều hòa aptomat mới bị nhảy thì khả năng cao là do tường điện nhà bạn quá tải. Bạn hãy kiểm tra xem trong khi sử dụng điều hòa, nhà bạn có dùng thêm những thiết bị tiêu thụ điện nhiều nào khác không như bình nóng lạnh, máy giặt, tủ lạnh …

– Ngoài ra, khi điện yếu điều hòa chạy được khoảng 15 phút trở lên xong bị nhảy aptomat. Ở hiện tượng này bạn cần phải có một số dụng cụ sau để kiểm tra dùng đồng hồ đo điện xem điện gia đình bạn có đủ 200V hay không, điều hòa chạy ổn định nhất ở mức 210 V – 220V nhưng nếu điện áp thấp dưới 200V thì điều hòa chập điện nhảy aptomat sau một thời gian ngắn là chuyện bình thường. 

3. Kiểm tra tụ điều hòa

– Quạt dàn lạnh nóng chạy nhưng block không chạy, hoặc block chạy nhưng quạt không chạy. Có thể tụ điện bị chập nên khi nguồn điện cấp cho block thì sẽ bị rò điện ra ngoài dẫn tới nhảy aptomat.

Trong trường hợp này, các bạn chỉ cần thay thế tụ quạt mới chính hãng đúng với số mi của điều hòa.

4. Kiểm tra quạt dàn nóng/dàn lạnh

-Hiện Tượng bật điều khiển vài giây nhảy aptomat : Có thể quạt dàn lạnh bị chập khi điện cấp cho quạt dàn lạnh thì nhảy aptomat. Cách xử lý bạn nên gọi thợ hoặc nếu bạn tự tin làm thì thay thử quạt nhé.

– Hiện tượng bật sau 3 phút nhảy aptomat: Có thể do quạt dàn nóng bị hỏng hoặc bị hỏng tụ quạt dàn nóng, để xác định hỏng tụ quạt hay bị chập ở quạt thì bạn cần biết cách kiểm tra quạt. 

5. Kiểm tra máy nén

– Điều hòa bật lần đầu nhảy aptomat luôn, bật lại lần 2 thì sau 3-5 phút, bật lần 3 thì sau 10 phút thì điều hòa chập điện nhảy aptomat có thể block đang gặp vấn đề như bị ăn dòng, dòng tăng từ từ sau khi vượt mức quy định thì aptomat sẽ tự nhảy để bảo vệ đường điện. Hoặc block bị kẹt cơ có tiếng kêu lạ khi không kích được lên dòng lên nhanh đột biến aptomat sẽ nhảy bảo vệ.

Nếu gia đình bạn có nhu cầu lắp đặt điều hòa âm trần cassette cần tư vấn, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ, thiết kế miễn phí… 

 

Hỗ trợ tư vấn miễn phí thêm tại Vua Điện Máy. 

 Vua Điện Máy hy vọng những tổng hợp trên đây đã phần nào giải được thắc mắc của khách theo dõi blog. 

Sau đây là những bài viết cùng chủ đề mà bạn có thể quan tâm: 

Các vị trí lắp đặt điều hòa nên tránh 

Cách lắp đặt điều hòa: Những nguy hiểm đến từ lỗi lắp đặt 

Những điều bạn cần biết về cách hoạt động của điều hòa không khí 

Hy vọng với những chia sẻ của Vua Điện Máy có thể giúp bạn có thêm hiểu biết về điều hòa và có những kiến thức mới bổ ích trong quá trình sử dụng!

Theo dõi blog Vua Điện Máy để biết thêm những thông tin hữu ích nhé! 

5 lý do nên mua sản phẩm Điều hòa chính hãng giá rẻ tại Vua Điện Máy

  1. 100% hàng chính hãng
  2. Giá tốt nhất Việt Nam
  3. Freeship nội thành Hà Nội và nhiều khu vực khác
  4. Tư vấn miễn phí
  5. Dịch vụ giao hàng – lắp đặt – bảo hành nhanh chóng, tận tình

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ trực tiếp: 

VUA ĐIỆN MÁY

CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ VIỆT AN KHANG

 

Website: vuadienmay.vn

Email: cskh@vuadienmay.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/vuadienmay.vn/