Bạn đang xem tại:
23:56 - 22/05/2022
Những ngày mưa gió liên tục thế này khiến quần áo ẩm ướt, khó khô. Nhiều người đã nảy ra ý phơi đồ trong phòng điều hòa. Liệu phương pháp này có tác dụng? Cùng Vua Điện Máy tìm hiểu qua bài viết sau.
Phơi đồ trong phòng điều hòa là 1 cách làm khô quần áo nhanh chóng. Đặc biệt trong những ngày trời mưa ẩm, không chỉ giúp quần áo nhanh khô hơn mà còn hạn chế mùi hôi khó chịu.
Tuy nhiên, khi phơi quần áo trong phòng điều hòa, bạn cần sử dụng chế độ vắt khô của máy giặt hoặc dùng tay vắt kiệt nước trên quần áo. Tránh phơi quần áo quá ướt dưới điều hòa vì sẽ khiến máy tiêu tốn nhiều điện năng do thời gian bật máy lâu hơn để làm khô quần áo.
Về bản chất, phơi quần áo trong phòng điều hòa sẽ không khiến máy tiêu tốn nhiều điện năng. Tuy nhiên, nếu bạn phơi quần áo ướt trong thời gian dài thì tiền điện cũng sẽ tăng lên đáng kể.
Bước 1: Chọn phòng nhỏ nhất trong nhà có trang bị điều hòa để phơi quần áo. Không nên chọn phòng có diện tích lớn gây lãng phí điện năng không cần thiết.
Bước 2: Vắt quần áo thật khô bằng tay hoặc bằng máy giặt để hạn chế chảy nước ra sàn. Đồng thời cũng giúp quần áo nhanh khô hơn. Bạn cũng có thể phơi quần áo ở ngoài trời cho ráo nước rồi mới mang vào phòng.
Bước 3: Nên trang bị giá (giàn) phơi quần áo chuyên dụng (có thể di chuyển linh hoạt) để phơi quần áo trong phòng.
Không nên phơi quần áo sát nhau, nên phơi cách nhau 1 khoảng để quần áo nhanh khô hơn. Bạn nên phơi quần áo bằng móc, vuốt thẳng các nếp gấp (hình thành do quá trình vắt bằng tay hoặc bằng máy). Nhờ vậy, hơi ẩm ở các vị trí khó làm khô như cổ áo, nách áo, đáy quần…sẽ được luồng gió điều hòa làm khô nhanh hơn.
Bạn không nên mắc quần áo ẩm lên ghế, giá treo đồ hoặc trải quần áo ra giường. Như vậy, không những khiến quần áo lâu khô hơn mà còn bị ám mùi hôi khó chịu.
Bước 4: Sau khi đóng kín các cửa phòng, bạn tiến hành bật điều hòa. Lưu ý chỉnh nhiệt độ thấp hơn mức muốn cài đặt ban đầu là 2 độ C. Đồng thời mở chế độ gió ở mức cao nhất. Có thể sử dụng thêm chế độ Dry (chế độ làm khô) được tích hợp sẵn trên điều hòa.
Bước 5: Nếu muốn quần áo khô nhanh hơn, đồng thời tiết kiệm điện cho điều hòa, bạn nên sử dụng thêm quạt hướng thẳng vào vị trí quần áo đang treo.
Quạt sẽ làm nhiệm vụ thổi hơi ẩm từ quần áo ra ngoài không khí. Sau đó điều hòa sẽ hấp thụ hơi ẩm này. Khi kết hợp cả 2 thiết bị này chắc chắn sẽ giúp quần áo mau khô hơn là khi chỉ sử dụng điều hòa.
Việc phơi quần áo trong phòng điều hòa giúp quần áo mau khô và bớt mùi hôi khó chịu. Tuy nhiên, nếu bạn phơi quần áo trong phòng điều hòa lâu ngày chưa được vệ sinh lại mang đến kết quả ngược lại.
Bụi bẩn và nấm mốc bám trên điều hòa sẽ sinh ra mùi hôi khó chịu bám trên quần áo. Chính vì vậy, bạn nên vệ sinh điều hòa thường xuyên, ít nhất 6 tháng/lần để mang đến bầu không khí trong lành, hạn chế mùi hôi khó chịu.
Nhiều người khi phơi quần áo trong phòng điều hòa thường có thói quen để nhiệt độ khá thấp. Họ như vậy sẽ khiến quần áo nhanh khô hơn. Tuy nhiên, khi bạn cài đặt điều hòa ở nhiệt độ thấp sẽ khiến máy tiêu thụ rất nhiều điện năng. Chi phí tiền điện cũng vì thế mà tăng lên đáng kể.
Thay vào đó, bạn nên tận dụng chế độ làm khô (Dry) được tích hợp sẵn trên điều hòa. Nó vừa tiết kiệm điện mà giúp quần áo nhanh khô hơn.
Khi phơi quần áo trong phòng, bạn chỉ nên cài đặt nhiệt độ thấp hơn 2 độ C so với mức cài đặt ban đầu. Ví dụ ban đầu bạn muốn cài đặt nhiệt độ phòng ở mức 26 độ C. Khi phơi quần áo, bạn chỉ nên cài đặt điều hòa ở mức 25 độ C; kết hợp chế độ hút ẩm để đạt hiệu quả.
Bạn không nên lạm dụng phơi quần áo trong phòng điều hòa. Chỉ nên làm điều này trong những ngày thời tiết mưa ẩm, quần áo phơi ngoài trời không thể khô được. Nếu trời tạnh ráo, bạn nên phơi quần áo bên ngoài để hạn chế mùi hôi và vi khuẩn gây hại.
Nếu gia đình bạn có nhu cầu lắp đặt điều hòa cây, điều hòa tủ đứng, điều hòa âm trần cần tư vấn, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ, thiết kế miễn phí…
Hỗ trợ tư vấn miễn phí thêm tại Vua Điện Máy.
Vua Điện Máy hy vọng những tổng hợp trên đây đã phần nào giải được thắc mắc của khách theo dõi blog.
Sau đây là những bài viết cùng chủ đề mà bạn có thể quan tâm:
Các vị trí lắp đặt điều hòa nên tránh
Cách lắp đặt điều hòa: Những nguy hiểm đến từ lỗi lắp đặt
Những điều bạn cần biết về cách hoạt động của điều hòa không khí
Hy vọng với những chia sẻ của Vua Điện Máy có thể giúp bạn có thêm hiểu biết về điều hòa và có những kiến thức mới bổ ích trong quá trình sử dụng!
Theo dõi blog Vua Điện Máy để biết thêm những thông tin hữu ích nhé!
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ trực tiếp:
CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ VIỆT AN KHANG
Website: vuadienmay.vn
Email: cskh@vuadienmay.vn