Bạn đang xem tại:
14:25 - 05/07/2022
Sau khi sử dụng vài năm điều hòa của bạn bắt đầu yếu gas. Hoặc trải qua một lần phải di chuyển chỗ lắp đặt bạn có thể cần phải dùng đến dịch vụ nạp gas điều hòa. Lúc này xuất hiện nhiều mối lo về chất lượng gas nạp cũng như tâm lý sợ bị lừa. Cùng Vua Điện Máy nắm vững kiến thức về nạp gas điều hòa để tránh trường hợp đó nhé.
Có lẽ với nhiều người, đặc biệt là các bà nội trợ, chị em phụ nữ thường nghĩ rằng, điều hòa chỉ cần lắp đặt, nguồn điện đảm bảo là có thể sử dụng được mãi mãi. Tuy nhiên, có một sự thật là trong quá trình sử dụng, ngoài việc phải bảo trì, bảo dưỡng, vệ sinh thì bơm gas điều hòa cũng là điều quan trọng không thể bỏ qua. Nếu không làm điều này, bạn sẽ thấy các hệ quả như:
– Giảm tuổi thọ của điều hòa: việc thiết gas trong thời gian dài khiến cho điều hòa bị giảm tuổi thọ, có thể bị hư hỏng không mong muốn. Nó cũng giống việc, bạn đi một chiếc xe gần hết xăng. Nếu cứ “cố chấp” đi tiếp mà không đổ thêm xăng thì xe có thể bị chết máy bất cứ lúc nào.
– Tiêu tốn điện năng: Khi điều hòa hết gas, khả năng làm mát giảm xuống, bạn sẽ thấy nóng hơn bình thường và sẽ hạ thấp nhiệt độ hơn nữa. Từ đó lượng điện năng tiêu thụ sẽ tăng cao cho dù bạn có sử dụng điều hòa tiết kiệm điện đi chăng nữa.
– Khó chịu, bực bội trong người: khi có điều hòa mà bạn vẫn phải chịu cảnh nóng nực thì chắc chắn sẽ cảm thấy bực bội, khó tập trung vào công việc…
Các chuyên gia điện lạnh cho biết, nếu gas điều hòa hoạt động bình thường (không bị rò rỉ) thì có thể sử dụng từ 4 - 7 năm mà không cần phải nạp thêm, tuỳ theo hãng. Thế nhưng, người dùng sẽ phải nạp oan gas điều hòa nếu gặp phải người thợ "không có tâm" luôn tìm cách "móc túi" khách hàng bằng cách: Cố tình xả bớt gas trong khi vệ sinh, bảo dưỡng rồi sau đó khuyên chủ nhà nạp gas, hoặc thấy chủ nhà phản ánh điều hoà chạy ồn, làm lạnh kém đi thì "phán" ngay cần nạp thêm gas,... Trên thực tế, tùy theo loại gas, mức gas phải nạp mà mỗi lần nạp gas bạn có thể mất từ 200 nghìn đồng đến 1 triệu đồng.
Trong quá trình sử dụng, nếu điều hòa vẫn hoạt động bình thường, vẫn làm lạnh tốt thì bạn chỉ cần bảo dưỡng, vệ sinh điều hòa cho sạch sẽ mà không cần phải nạp thêm gas, cũng không cần phải sử dụng dịch vụ bảo dưỡng điều hòa trọn gói làm tốn kém thêm chi phí.
Trường hợp khi vệ sinh và kiểm tra các bộ phận của điều hòa không bị hư hỏng gì nhưng cảm thấy điều hòa hoạt động kém hiệu quả (bật điều hòa ở chế độ làm lạnh nhưng không thấy hơi lạnh tỏa ra ở cục trong nhà, hoặc có nhưng hơi lạnh rất yếu cho dù cài đặt nhiệt độ ở mức thấp nhất,…) bạn hãy xem xét đến yếu tố gas. Đối với điều hòa hai chiều, khi bật chiều lạnh nhưng hơi lạnh yếu hoặc không có hơi lạnh, dàn nóng không thấy có hơi nóng thổi ra. Ngược lại, khi bật chiều nóng thì dàn lạnh không có hơi nóng và dàn nóng không thổi ra hơi lạnh.
Thêm một mẹo nhận biết nữa là kiểm tra đường ống dẫn gas tại vị trí bắt vào cục nóng. Nếu ống đồng nhỏ hơn có hiện tượng bám tuyết là dấu hiệu cho thấy điều hòa đang thiếu gas. Và thời điểm này bạn cần gọi thợ đến để xử lý và cung cấp đủ gas cho máy.
Ngoài ra, một số dòng điều hòa cao cấp hiện nay đã có chức năng cảm biến cảnh báo khi hệ thống thiếu gas. Bạn có thể dễ dàng theo dõi được các thông số gas ngay trên remote đi kèm của máy. Khi máy báo thiếu gas thì hãy gọi thợ kiểm tra và nạp gas để đảm bảo máy luôn hoạt động ổn định.
Cách nhận biết khi điều hòa hết gas, thiếu gas trên đây sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng phải trả tiền cho những khoản được thợ kỹ thuật “vẽ” ra thêm. Cũng cần lưu ý, khi điều hòa có dấu hiệu hết gas bạn nên nạp luôn, không nên để điều hòa cạn kiệt gas mới nạp, như vậy sẽ ảnh hưởng đến quá trình vận hành cũng như máy nén của điều hòa giảm tuổi thọ. Bạn cũng nên chú ý bảo trì điều hòa định kỳ để phát hiện hiện tượng điều hòa hết gas sớm hơn.
Nếu gia đình bạn có nhu cầu lắp đặt điều hòa cây, điều hòa tủ đứng, điều hòa âm trần cần tư vấn, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ, thiết kế miễn phí…
Hỗ trợ tư vấn miễn phí thêm tại Vua Điện Máy.
Vua Điện Máy hy vọng những tổng hợp trên đây đã phần nào giải được thắc mắc của khách theo dõi blog.
Sau đây là những bài viết cùng chủ đề mà bạn có thể quan tâm:
Các vị trí lắp đặt điều hòa nên tránh
Cách lắp đặt điều hòa: Những nguy hiểm đến từ lỗi lắp đặt
Những điều bạn cần biết về cách hoạt động của điều hòa không khí
Hy vọng với những chia sẻ của Vua Điện Máy có thể giúp bạn có thêm hiểu biết về điều hòa và có những kiến thức mới bổ ích trong quá trình sử dụng!
Theo dõi blog Vua Điện Máy để biết thêm những thông tin hữu ích nhé!
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ trực tiếp:
CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ VIỆT AN KHANG
Website: vuadienmay.vn
Email: cskh@vuadienmay.vn